TPMS trực tiếp là gì? Hoạt động như thế nào?
TPMS trực tiếp sử dụng cảm biến đo lường áp suất ở mỗi lốp giúp đo các mức áp suất nhất định chứ không chỉ đo số vòng quay của bánh từ hệ thống chống bó cứng phanh.
Các cảm biến trong hệ thống TPMS trực tiếp có thể đọc được cả nhiệt độ lốp. Hệ thống sẽ gửi tất cả thông số này đến một bộ kiểm soát trung tâm để phân tích, giải mã và nếu áp suất lốp thấp hơn mức cần thiết, sẽ truyền tín hiệu trực tiếp đến bảng đồng hồ và bật sáng đèn cảnh báo. Do đó, hệ thống trực tiếp không chỉ xác định được sự khác biệt giữa các lốp trên xe và so với các xe khác mà còn đọc được các thông số áp suất khác nhau của từng lốp.
Nhiều nhà sản xuất xe sử dụng công nghệ độc quyền để tạo ra hệ thống chuyên dụng này, do đó, việc thay thế TPMS để đồng bộ và phù hợp với xe của bạn sẽ cần đến kinh nghiệm của một kỹ thuật viên lành nghề.
Ưu điểm của TPMS trực tiếp
- Cho thông tin mức áp suất lốp chính xác từ bên trong lốp
- Không bị tác động bởi việc đảo lốp hoặc thay lốp
- Có thể được hiệu chỉnh đồng bộ lại sau mỗi lần đảo lốp hoặc thay lốp
- Pin của cảm biến thường có tuổi thọ khoảng 10 năm.
- Có thể được xem là một phụ tùng của xe
Nhược điểm của TPMS trực tiếp
- Nhìn chung, giá thành sẽ mắc hơn TPMS gián tiếp
- Dù đơn giản, việc đồng bộ lại hệ thống cần đến các dụng cụ đắt tiền.
- Pin thường không tái sử dung được, nên nếu pin bị khô thì toàn bộ cảm biến phải được thay mới.
- Hệ thống độc quyền khiến việc lắp đặt, bảo dưỡng và thay thế gây nhiều phiền toái cho khách hàng và trung tâm dịch vụ.
- Các cảm biến dễ hư hỏng khi lắp đặt/tháo dỡ
Áp suất lốp và an toàn
Cho dù phương pháp có thể khác nhau, cả hai hệ thống này đều cùng phục vụ chung một mục đích và kích hoạt cùng một đèn cảnh báo. Mặc dù TPMS có thể cảnh báo chính xác mỗi khi lốp không được chăm sóc đúng cách nhưng hệ thống này cũng không thể thay cho việc kiểm tra áp suất lốp thủ công, nên bạn cần có một áp kế trong hộp dụng cụ để trên xe.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.